Search Intent là gì? Tìm hiểu chi tiết về Search Intent

by Marketing Kim Trâm

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc hiểu rõ ý định tìm kiếm của người dùng là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và nhà tiếp thị. Ý định tìm kiếm không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn tối ưu hóa chiến lược SEO, đưa nội dung đến gần hơn với nhu cầu của người tìm kiếm. Vậy Search Intent là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm này trong bài viết dưới đây.

Search Intent là gì? 

Search Intent là ý định tìm kiếm của người dùng (hay còn được gọi là User Intent) khi sử dụng các công cụ tìm kiếm. Đây cũng là lý do ở người dùng khi họ đang có mong muốn cần được giải đáp ngay lập tức. 

search intent 1

Search Intent khác gì với Insight của người dùng?

Hai khái niệm Search Intent và Insight là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hiểu đơn giản cho sự khác biệt giữa hai từ này trong quá trình tìm hiểu mong muốn và mục đích của người dùng nằm ở mức độ nông – sâu của nó:

  • Search intent: Thể hiện mong muốn và mục đích của người dùng đã định sẵn trong đầu khi thực hiện một truy vấn tìm kiếm. Ví dụ khi thực hiện truy vấn “nước tẩy trang cho da nhạy cảm” thì intent của người dùng lúc này là: tìm kiếm các loại nước tẩy trang dành cho da nhạy cảm để tránh gây kích ứng cho da.
  • Insight: Khác với Search Intent, Insght thể hiện mong muốn sâu xa bên trong người dùng, thúc đẩy người dùng đến với Search Intent. Cũng với ví dụ trên, Insight của người dùng thực hiện truy vấn “nước tẩy trang cho da nhạy cảm” có thể là họ mong muốn da không bị kích ứng, có thể dẫn đến tình trạng mụn ẩn cho da.

Trong một website, bạn không chỉ đáp ứng Intent mà còn làm thỏa mãn cả Insight của người dùng thì khả năng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi rất triển vọng. 

search intent 2

Search Intent có quan trọng không? 

Nói một cách đơn giản, mục tiêu số 1 của Google là thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng. Vì vậy, nếu bạn muốn thành công với SEO và tiếp thị nội dung trong thời đại ngày nay thì Search Intent là một phần quan trọng trong cách tiếp cận của bạn.

Trên thực tế, phiên bản mới nhất của nguyên tắc đánh giá chất lượng của Google “bị ám ảnh” bởi Search Intent. Và Google đã công bố một báo cáo có tên: “Ý định tìm kiếm đang định nghĩa lại kênh tiếp thị như thế nào”:

search intent 7

Ở một khía cạnh khác, Google cũng đã tuyên bố sứ mệnh lớn lao và duy nhất của họ: “Sắp xếp lại thông tin cho cả thế giới, khiến chúng trở nên hữu dụng và dễ dàng truy cập trên toàn cầu.”

Phân loại Search Intent

search intent 4

Informational Search Intent – Ý định tìm kiếm thông tin

Người dùng có thắc mắc về một vấn đề cụ thể, hoặc cần tìm kiếm thông tin về một chủ thể và họ mong muốn sẽ được giải đáp ngay lập tức. Bình thường ý định tìm kiếm thông tin được thể hiện thông qua câu hỏi, một số trường hợp khác còn thể hiện qua các cụm từ như: là gì, ở đâu, tại sao, hướng dẫn,,..

Một số ví dụ về các truy vấn tìm kiếm thông tin:

  • hailey bieber là ai?”
  • “cách pha matcha không bị vón bột”
  • “seo là gì?”
  • “ninh thuận đi chơi ở đâu?”
  • “lịch vạn niên hôm nay”

Commercial Investigation Search Intent – Ý định tìm kiếm điều tra thương mại

Khi người dùng đang có sự phân vân giữa các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mà vẫn chưa có quyết định cuối cùng để thỏa mãn nhu cầu. Vì vậy, truy vấn sẽ thể hiện dưới dạng so sánh để tìm ra cái tốt nhất, giá cả ổn nhất, đánh giá tốt nhất,… Nhóm người này cũng có ý định giao dịch nhưng vẫn cần thêm thời gian, thông tin để thuyết phục quyết định mua hàng.

Một số ví dụ về truy vấn điều tra thương mại:

  • ”loại sữa bầu tốt nhất”
  • “so sánh nike và adidas”
  • “đánh giá iphone 15”
  • “top bodymist nên mua của bath & body works”
  • “máy lạnh dưới 10 triệu”

Transactional Search Intent – Ý định tìm kiếm giao dịch

Loại tìm kiếm này được sử dụng khi người dùng có ý định và sẵn sàng giao dịch, mua bán, thuê, trao đổi,…sản phẩm, dịch vụ. Truy vấn với mục đích giao dịch từ khóa sẽ kèm theo các từ ngữ như: mua, đặt, ở đâu, giá, khuyến mại, bán, thuê,…

Một số ví dụ về truy vấn với mục địch giao dịch:

  • “mua kem chống nắng skin aqua”
  • “chạy lại phần mềm máy tính acer”
  • “samsung galaxy zfold5 cũ”
  • “vé máy bay từ ninh thuận đi đà nẵng”

Navigational Search Intent – Ý định tìm kiếm điều hướng

Ý định tìm kiếm điều hướng là thời điểm mà người dùng muốn đi tới chính xác trang web cụ thể nhưng có thể là họ quên, hoặc “lười” gõ ra hết toàn bộ dòng URL. Vì thế họ rất cần thao tác đơn giản, nhanh chóng để giải quyết được mong muốn. 

Một số ví dụ về truy vấn điều hướng:

  • “xuyên việt media”
  • “wordpress login”
  • “https://nguyenkimtram.com/wp-admin/post-new.php
  • “search intent”
  • “seo onpage”
  • “giá vàng sjc”

Lợi ích của việc tối ưu Search Intent

search intent 5

Đối với SEO

Mục đích tìm kiếm là yếu tố quan trọng trong SEO vì nó giúp định hướng kết quả tìm kiếm phù hợp nhất cho người dùng. Do đó, tối ưu hóa mục đích tìm kiếm sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập chất lượng đến trang web của bạn, từ đó cải thiện tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rates) bao gồm các trang bán hàng và các trang cung cấp thông tin.

Một số lợi ích chính khi đáp ứng đúng mục đích tìm kiếm của người dùng trong SEO:

  • Giảm tỷ lệ thoát (Bounce rates): Người dùng tìm thấy thông tin họ cần sẽ ở lại trang web lâu hơn.
  • Tăng lượt xem trang (Page views): Đánh trúng vào mục đích tìm kiếm của người dùng sẽ khiến họ khám phá thêm các danh mục khác trên trang của bạn.
  • Đoạn trích nổi bật (Featured Snippet) – Vị trí số 0 trên Google: Xuất hiện ở vị trí trên cùng của bảng xếp hạng tìm kiếm là mục tiêu của mọi website. Tối ưu hóa mục đích tìm kiếm sẽ giúp bạn đạt được vị trí đó.
  • Tiếp cận nhiều đối tượng độc giả hơn: Một trong những giá trị của việc tối ưu hóa mục đích tìm kiếm là Google sẽ xếp hạng trang web của bạn cho tất cả các truy vấn có cùng mục đích, mở rộng phạm vi người dùng và dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn.

Đối với Doanh nghiệp

Gần đây Google đã đăng tải thống kê rằng có đến 82% người dùng dùng thiết bị di động sử dụng công cụ tìm kiếm để tra cứu các doanh nghiệp địa phương và cửa hàng gần nơi họ sống. Điều này rất quan trọng vì có tới 72% người mua hàng sẽ đến trực tiếp cửa hàng sau khi hoàn tất tìm kiếm nếu cửa hàng cách họ dưới 5km. Nếu tối ưu hóa đúng các ý định tìm kiếm của người dùng như: thành phố, quận huyện, mã zip, các địa điểm nổi tiếng gần đây,… doanh nghiệp sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng quanh khu vực kinh doanh của mình.

Cách xác định Search Intent 

Informational Search Intent

(Ý định tìm kiếm thông tin)

Navigational Search Intent 

(Ý định tìm kiếm điều hướng)

Transactional Search Intent 

 (Ý định tìm kiếm giao dịch)

Commercial Investigation Search Intent 

 (Ý định tìm kiếm điều tra thương mại)

như thế nào/ làm sao Tên thương hiệu mua/bán/thuê top/ tốt nhất
là gì Tên sản phẩm đặt hàng đánh giá/ review
là ai Tên dịch vụ giá/ giá rẻ/ giá tốt/ giá đưới so sánh
ở đâu “từ khoá” + [Tên địa phương] Thuộc tính sản phẩm

(màu, hoạ tiết,..)

tại sao
hướng dẫn
tips/ cách/ phương pháp
ví dụ/ mẫu

Cách tối ưu cho Search Intent 

search intent 6

Bạn cần tối ưu hóa trang web của mình sau khi tìm kiếm và phân tích ý định tìm kiếm để đáp ứng được các ý định tìm kiếm đó. Có các phương pháp tối ưu hóa khác nhau phù hợp với từng loại mục đích tìm kiếm khác nhau và mong muốn của người dùng. Việc họ cần thông tin như vậy có thể giải quyết được vấn đề đang vướng phải hoặc mua sản phẩm cần thiết ngay lập tức. 

Quá trình xác định được ý định tìm kiếm chính xác với nhu cầu, người dùng cần được cung cấp thêm thông tin phù hợp với cá nhân và sự quan tâm của họ. 

Tối ưu cho Informational Search Intent – Ý định tìm kiếm thông tin

Nhu cầu tìm kiếm thông tin trên công cụ tìm kiếm của mỗi người dùng là không giống nhau. Mỗi cá nhân sẽ có mục đích khác nhau, có người tìm “thế nào?”, người tìm “tại sao?”,… một số lại muốn tìm hiểu sâu hơn về “lịch sử”, “ý nghĩa”,.. Rõ ràng chúng ta không thể đưa ra các bài viết về lịch sử của chiếc cà vạt cho một người đang muốn biết cách thắt cà vạt nhanh trong 5 phút. Chìa khoá ở đây là sử dụng những gợi ý đến từ Google:

  • Kiểm tra nội dung top 10 bài viết hiện đầu tiên 
  • Nhìn vào hộp thoại “People also ask” – “Mọi người cũng tìm kiếm”
  • Tổng hợp các tìm kiếm liên quan

Dựa vào đó để nắm bắt được nội dung mà người dùng đang hướng tới và tạo ra bài viết chất lượng nhất để thu hút lượng truy cập từ họ. 

Tối ưu cho Transactional Search Intent – Ý định tìm kiếm giao dịch

Cần nhớ rõ một điều người dùng có ý định tìm kiếm giao dịch họ sẽ không cần thêm nội dung mà họ chỉ cần mua, bán hoặc thuê một cái gì đó theo nhu cầu. 

Chìa khoá để tối ưu cho ý định tìm kiếm giao dịch là đưa ra cho họ một trang đầy đủ thông tin sản phẩm cụ thể, dễ dàng và nhanh chóng. Bao gồm:

  • Nút CTA: Đặt ở vị trí rõ ràng và bắt mắt, cần phải nổi bật hơn so với các phần còn lại của trang web, người dùng cần phải biết chính xác họ nhận được gì khi click vào nút đó trong trang của bạn.
  • Thiết kế dễ nhìn: Người dùng truy cập sẽ có nhận định rõ ràng ngay tại thời điểm đó về một trang web chỉ trong vài cú lướt chuột. Các thông điệp bạn muốn đưa đến khách hàng cần ngắn gọn, nêu lên giá trị và lợi ích sản phẩm dịch vụ. 
  • Mô tả sản phẩm: Cần tập trung vào xây dựng niềm tin từ khách hàng, tạo được cảm xúc và đơn giản hóa quá trình quyết định cho người mua.
  • Các biểu mẫu: Chỉ cần yêu cầu khách hàng điền những thông tin thực sự cần thiết cho việc chuyển đổi, giúp quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng để tối giản hóa các biểu mẫu. 

Tối ưu cho Navigational Search Intent – Ý định tìm kiếm điều hướng 

Loại ý định tìm kiếm điều hướng này sẽ nhẹ nhàng hơn bạn không phải làm quá nhiều để tối ưu nó. Khi người dùng đã điều hướng đến trang của bạn đồng nghĩa họ sẽ nhập chính xác từ khóa thương hiệu. 

Tuy rằng bạn không cần phải tối ưu chúng nhưng vẫn cần lưu ý một số yếu tố trên trang nếu chúng chưa được tối ưu như: tên sản phẩm và tên thương hiệu, cần được đề cập trong thẻ title, meta description và trong các thẻ heading trên trang, hình ảnh, video,…

Tối ưu hóa Search Intent nâng cao

Để nâng cao tối ưu hóa  Search Intent cần phải hiểu rõ được mục đích đằng sau từ khóa là gì. Trong trường hợp từ khóa “son dưỡng có màu” ở đây người dùng không chỉ với mục đích tìm kiếm để mua mà còn để thu thập thông tin và đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Kết quả tìm kiếm trở nên phong phú hơn, xuất hiện trên các trang thương mại điện tử, web bán hàng,… cho người dùng biết thông tin về sản phẩm. Đây là thách thức cho người làm SEO, họ cần phải cung cấp nội dung làm sao có thể thông tin đến khách hàng và đáp ứng được như cầu mua sắm của họ..

Để nâng cao khả năng tối ưu hóa Search Intent, cần cân nhắc và đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Cung cấp thông tin chi tiết, trình bày nội dung một cách rõ ràng cụ thể, giúp xuất hiện trong đoạn trích nổi bật (Featured Snippets), tăng cơ hội thu hút người đọc, tăng thứ hạng bài viết và tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm của họ.

Tóm lại, Search Intent là một yếu tố then chốt trong việc tối ưu hóa nội dung và chiến lược SEO. Bằng cách hiểu rõ ý định tìm kiếm của người dùng, chúng ta không chỉ có thể cung cấp thông tin phù hợp và giá trị mà còn tăng cường khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có được cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về Search Intent và tầm quan trọng của nó.

https://seongon.com/blog/seo/search-intent-la-gi.html

You may also like

Leave a Comment